1. Chỉ số tải đường (Glycemic load hay GL) là gì?

- Chỉ số đường huyết (GI) chỉ cho biết được việc giải phóng đường glucose vào máu của thực phẩm nhanh hay chậm nhưng không cho biết được lượng đường có trong một đơn thực phẩm nhiều hay ít.
- Chỉ số tải đường (GL) là mức độ làm tăng đường huyết của một loại thực phẩm tính trên:
+ Một đơn vị thực phẩm
+ Một ngày ăn của 1 loại thực phẩm
+ Một ngày ăn của tổng tất cả các loại thực phẩm.

Như vậy có 3 khái niệm tải đường khác nhau:
=> Tải đường của từng đơn vị thực phẩm (gam/don vi TP):
- GL/đơn vị (gam/ đơn vị) = Gl x số gam đường của 1 đơn vị thực phẩm/100
- Ví dụ: Chỉ số GI của cơm nếp là 98, một đơn vị cơm nếp có 21,6 gam đường, như vậy GL/ đơn vị cơm nếp = 98 × 21,6/100 = 21,168 gam/don vỊ 
 
=> Tải đường trong 1 ngày của 1 loại thực phẩm (gam/ngày):
- GL/ngày (gam/ngày) = Số đơn vị thực phẩm ăn trong 1 ngày x GL/đơn vị thực phẩm (gam/đơn vị thực phẩm). 
- Ví dụ: GL/một đơn vị cơm nếp là 21,168 (gam/bát). Một ngày ăn 2 đơn vị cơm nếp thì GL/ngày của cơm nếp là: 21,168 x 2 = 42,336 gam/ngày. 
 
=>Tải đường trong 1 ngày của tổng tất cả các loại thực phẩm (gam/ngày): 
- Là tải đường của toàn bộ thực phẩm có chứa tinh bột, đường ăn trong 1 ngày. Được phân loại như sau: 
+ Thực phẩm có tổng tải đường/ngày: < 80 gam là thấp 
+ Thực phẩm có tổng tải đường/ngày: 80 – 120 gam là trung bình 
+ Thực phẩm có tổng tải đường/ngày: >120 gam là cao. 
- Bệnh nhân tiểu đường nên ăn tổng tải đường/ngày < 80 gam (tổng lượng đường trong ngày không nên vượt quá 80 gam)
 
Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn quá 80 gam đường trong một ngày!