Thực đơn bệnh mỡ máu

0 sản phẩm

Bộ lọc

  • Sản phẩm nổi bật
  • Giá: Tăng dần
  • Giá: Giảm dần
  • Tên: A-Z
  • Tên: Z-A
  • Cũ nhất
  • Mới nhất
  • Bán chạy nhất
  • Tồn kho giảm dần

Chưa có sản phẩm nào trong danh mục này

BỆNH MỠ MÁU LÀ GÌ?

Bệnh mỡ máu (hay còn gọi là bệnh máu nhiễm mỡ) là tình trạng rối loại chuyển hóa các chất béo trong máu, dẫn đến tình trạng chỉ số thành phần mỡ trong máu vượt quá mức giới hạn.

Những chất béo được đề cập đến là Cholesterol và Triglyceride

- Hai loại Cholesterol thường gặp liên quan đến tình trạng mỡ máu là:

  • Cholesterol lipoprotein tỉ trọng thấp ( LDL) hay còn gọi là cholesterol xấu
  • Cholesterol lipoprotein tỉ trọng cao ( HDL) hay còn gọi là cholestetrol tốt

Có quá nhiều cholesterol LDL trong máu lâu dài sẽ hình thành các mảng bám, xơ vữa động mạch dẫn đến tăng nguy cơ gây các bệnh tim mạch, huyết áp, đột quỵ.

Ngược lại, Cholesterol HDL sẽ đóng vai trò vận chuyển các cholesterol ra khỏi máu trở lại gan. HDL trong máu cao sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, đột quỵ.

- Triglyceride là một chất béo trung tính trong máu mà cơ thể sử dụng để tạo năng lượng. Mức HDL thấp và triglyceride cao cũng làm tăng sự tích tụ chất béo trong động mạch. Như vậy, mỡ máu cao là khi một trong số các thông số lipid rối loạn là: 

  • Tăng cholesterol toàn phần 
  • Tăng cholesterol LDL 
  • Giảm cholesterol HDL 
  • Tăng triglyceride

DẤU HIỆU, BIỂU HIỆN CỦA BỆNH MỠ MÁU

Có một sự thật là tăng lipid máu thường không có triệu chứng. Nó là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn, tức là mỡ máu cao xảy ra trong một thời gian dài mà không thể nhận biết được. Cho đến khi nó gây ra biến chứng mới được phát hiện, ví dụ như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Mỡ máu cao thường được phát hiện cùng lúc với một số bệnh lý tim mạch, nội tiết hoặc chuyển hóa khác. Vì vậy mà việc kiểm tra các chỉ số mỡ máu thường xuyên là rất quan trọng.

Trong một số ít trường hợp, ở những người có mức mỡ máu rất cao sẽ có các triệu chứng sau đây:

  • Xuất hiện các khối u hoặc nếp nhăn màu vàng ở bên dưới lớp da (hình thành do sự tích tụ chất béo xung quanh gân và khớp).
  • Có một vòng cung màu trắng ở xung quanh giác mạc của mắt.
  • Nổi các cục u ở góc trong của mắt.

NGUYÊN NHÂN BỆNH MỠ MÁU

Nguyên nhân chủ yếu là do lối sống sinh hoạt và ăn uống không phù hợp gây tổn hại đến sức khoẻ và làm giảm hiệu quả chuyển hoá lipid trong máu.

Có thể điểm lại một số nguyên nhân xuất phát từ lối sống gây nên tình trạng máu nhiễm mỡ:

  • Lười vận động, thừa cân, béo phì.
  • Hút thuốc lá.
  • Uống rượu bia.
  • Ăn nhiều thức ăn chứa nhiều chất béo, nhất là mỡ động vật.

BIẾN CHỨNG BỆNH MỠ MÁU

Mỡ máu cao nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý tim mạch với tác động khó lường như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, gan nhiễm mỡ, viêm tụy cấp,... để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và suy giảm chất lượng cuộc sống, làm giảm tuổi thọ.

Mỡ máu cao có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe toàn bộ cơ thể chứ không phải chỉ mỗi sức khỏe tim mạch, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý như:

  • Bệnh đái tháo đường

Máu nhiễm mỡ có thể gây ra bệnh tiểu đường type 2 và ngược lại. Mối liên hệ này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh, nhất là với trường hợp có nguy cơ huyết áp cao, tăng mỡ bụng, cholesterol tốt thấp và đường huyết cao. Khi chỉ số triglyceride cao kết hợp cũng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Bệnh viêm tụy

Viêm tụy là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi máu nhiễm mỡ, do hàm lượng triglyceride rất cao có thể gây sưng tuyến tụy, gây ra những biểu hiện như: đau bụng đi ngoài dữ dội, sốt, nôn, khó thở, nhịp tim nhanh. Nếu trường hợp viêm tụy cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng.

  • Bệnh tim mạch

Chỉ số cholesterol xấu cao dẫn đến xơ vữa động mạch, từ đó sẽ hạn chế lưu thông máu, thậm chí tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa bong ra gây tắc mạch, nhất là tắc mạch vành (nhồi máu cơ tim).

  • Bệnh cao huyết áp

Máu nhiễm mỡ gây nên xơ vữa động mạch, hình thành các mảng xơ vữa và tăng độ cứng của thành mạch  từ đó làm cản trở đường lưu thông của máu. Khi đó, áp suất máu trong lòng mạch tăng lên dẫn đến bệnh cao huyết áp.

Như vậy lượng cholesterol xấu trong máu càng cao đồng nghĩa với gia tăng bệnh lý tăng huyết áp. Đáng báo động hơn tỷ lệ tăng huyết áp ngày càng gia tăng và độ tuổi bắt gặp có xu hướng ngày càng trẻ hóa

  • Tai biến mạch máu não

Nguyên nhân chính là do cholesterol xấu và triglyceride tăng cao dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa đặc biệt tại động mạch cảnh, động mạch não,làm giảm tưới máu não, khi mảng xơ vữa nứt vỡ gây tắc nghẽn động mạch cấp máu cho não người bệnh có thể gặp đột quỵ nhồi máu não.

Xơ vữa động mạch cũng làm gia tăng độ cứng cho thành mạch máu, từ đó có thể gây vỡ mạch máu dẫn đến chảy máu trong não, bệnh thường phối hợp với bệnh tăng huyết áp không được kiểm soát tốt. Vì vậy, đối với bệnh nhân máu nhiễm mỡ, nguy cơ bị tai biến mạch máu não sẽ gia tăng  cao hơn rất nhiều lần so với người có chỉ số mỡ máu trong giới hạn bình thường.

  • Suy giảm chức năng gan

Máu nhiễm mỡ làm cho triglyceride tăng cao cùng với việc tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ sẽ hạn chế chức năng sản xuất ra chất apoprotein do đó sẽ làm cho lượng axít béo vào gan quá lớn càng làm cho gan nhiễm mỡ nặng hơn. Gan nhiễm mỡ từ nhẹ dẫn đến nặng và cuối cùng là xơ gan. Bệnh xơ gan cho đến nay chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị. 

  • Đau, tê chân

Mỡ máu cao kéo theo gia tăng các Cholesterol xấu, những chất này gây xơ vữa lòng động mạch trong đó có động mạch cấp máu cho đôi chân. Tình trạng xơ vữa động mạch từ từ và tăng dần làm hẹp lòng mạch dẫn đến suy giảm lượng máu tới nuôi chân.

Bệnh này gây cảm giác đau và tê chân, đặc biệt là khi lúc đi bộ, ngoài ra, khi tắc hoàn toàn lòng mạch có thể dẫn đến thiếu máu nghiêm trọng gây hoại tử, nhiễm trùng bàn chân dẫn đến cắt cụt.

NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ DINH DƯỠNG (ĂN UỐNG) CHO NGƯỜI BỆNH MỠ MÁU:

1. Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh:

- Giảm các đồ ăn chứa nhiều chất béo xấu là các chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, chuyển sang chế độ ăn nhiều chất xơ, chất béo không bão hòa ( Chất béo tốt)

- Nên sử dụng 2/3 là chất béo thực vật và 1/3 là chất béo động vật.
- Chất béo thực vật: Tốt nhất là dùng những hạt có dầu nguyên hạt (oliu, trám, đậu, lạc, vừng...) vì chúng chứa nhiều chất béo chưa bão hoà omega 3 và chưa bị oxy hoa. Các dầu thực vật chỉ nên dùng 1 lần, không dùng các dầu đã qua chế biến (ở nhiệt độ cao dầu thực vật dễ bị hydro hoá tạo ra chất béo chuyển hoá).
- Chất béo động vật: hạn chế tối đa các loại thịt từ động vật máu nóng ( gia súc). Nên chọn các loại dầu, mỡ từ cá, đặc biệt từ một số loại cá như cá trích, cá mòi, cá hồi... Chất béo động vật cũng chỉ nên sử dụng một lần mà không nên sử dụng lại (ở nhiệt độ cao chất béo bị oxy hoá mạnh sinh ra các gốc tự do).
- Hàng ngày việc chúng ta sử dụng các loại hạt, rau có dầu và việc sử dụng dầu mỡ để chế biến thức ăn đã cơ bản cung cấp
cho cơ thể lượng chất béo đủ so với nhu cầu. Không nên lạm dụng các thức ăn chứa nhiều chất béo (nướng, quay, chiến rãn, xào, tẩm dầu, chao dầu hay các chế phẩm chứa chất béo từ sữa)
- Calo từ chất béo trong ngày nên duy trì khoảng 20% so với tổng calo cung cấp cho cơ thể, không nên vượt quá 30%.
- Nên sử dụng bổ sung omega 3 hàng ngày bằng các sản phẩm giàu omega 3 trong các bữa ăn, để tăng cường sức khoẻ, giảm mỡ máu, giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tot (HDL).

 2. Vận động tích cực thường xuyên:

Người bị bệnh mỡ máu nên dành thời gian tập thể dục thể thao với cường độ trung bình khoảng 30-60 phút/ngày và ít nhất 5 ngày/tuần. Các môn thể thao có thể tham gia như chạy bộ, bơi lội, đạp xe,…

3. Bỏ thuốc lá

Bỏ thuốc lá hoặc không hút thuốc là một trong những khuyến cáo chính của Hội Tim mạch Hoa Kỳ, để phòng ngừa mỡ máu cao và bệnh tim mạch. Sau 15 năm không hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim của một người từng hút thuốc tương đương với người chưa bao giờ hút thuốc. Việc hút thuốc lá sẽ làm tổn thương các mạch máu và làm giảm HDL cholesterol.

4. Hạn chế uống rượu, bia

Uống quá nhiều rượu, được định nghĩa là nhiều hơn hai ly mỗi ngày đối với nam giới và một ly đối với phụ nữ, có thể làm tăng mức cholesterol và chất béo trung tính. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2020 xem xét tác động của rượu đối với mỡ máu cao và bệnh tim, phát hiện ra rằng tác động của rượu đối với sức khỏe tổng thể rất khác nhau, tùy thuộc vào lượng và cách thức tiêu thụ.

GỢI Ý THỰC ĐƠN ĂN 5 BỮA MỘT NGÀY CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG 

1. Bữa sáng (200 – 300 calo) 

1 ly Sữa dinh dưỡng gồm 24 vitamin và khoáng chất (khoảng 90 calo) (300 ml) + 1/2 bắp ngô luộc hoặc 1/2 củ khoai luộc + 1 miếng cá hoặc thịt + 1 ít trái cây, rau. 

2. Bữa phụ giữa sáng (khoảng 100 calo) 

1 quả táo hoặc 1 quả ổi hoặc 1 nắm nhỏ chery hoặc 1 quả chuối, hoặc nửa quả cam hoặc 3-4 múi bưởi 

3. Bữa trưa 

1 bát cơm gạo lức + 1 ít thịt, cá (theo khẩu phần) + Đậu, lạc + trứng + rau + trái cây... (theo khẩu phần) 

4. Bữa phụ giữa chiều (khoảng 100 calo) 

1 ly Sữa dinh dưỡng gồm 24 vitamin và khoáng chất (khoảng 90 calo) (300 ml) vào 16h - 17h 

5. Bữa tối

 2/3 bát cơm gạo lức + 1 ít thịt, cá (theo khẩu phần) + Đậu, lạc + trứng + rau + trái cây... (theo khẩu phần)

Tùy theo tình trạng bệnh lý và thể chất của mỗi cá nhân mà các chuyên gia sẽ điều chỉnh thực đơn, chế độ tập luyện cá nhân hóa với từng khách hàng.

 

 

 

 

 

 

Đăng tư vấn

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tại sao nên chọn thực đơn giảm cân Ladali

Tư vấn sức khỏe dinh dưỡng 1 - 1
Tư vấn sức khỏe dinh dưỡng 1 - 1
Đội ngũ chuyên gia đạt chuẩn có chứng chỉ của Viện Dinh dưỡng
Đội ngũ chuyên gia đạt chuẩn có chứng chỉ của Viện Dinh dưỡng
Giúp bạn trở thành bác sĩ dinh dưỡng cho chính bản thân mình
Giúp bạn trở thành bác sĩ dinh dưỡng cho chính bản thân mình
Không phải chờ đợi, quy trình nhanh chóng
Không phải chờ đợi, quy trình nhanh chóng
Cơ sở vật chất đẹp, sạch sẽ
Cơ sở vật chất đẹp, sạch sẽ
Vị trí thuận tiện, không tắc đường, không lo chỗ để xe
Vị trí thuận tiện, không tắc đường, không lo chỗ để xe