Thực đơn bệnh tiểu đường

1 sản phẩm

Bộ lọc

  • Sản phẩm nổi bật
  • Giá: Tăng dần
  • Giá: Giảm dần
  • Tên: A-Z
  • Tên: Z-A
  • Cũ nhất
  • Mới nhất
  • Bán chạy nhất
  • Tồn kho giảm dần
 Thực đơn bệnh tiểu đường
Hết hàng

TIỀU ĐƯỜNG LÀ GÌ?

  • Bệnh tiểu đường, còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. 
  • Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.

PHÂN LOẠI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG? 

Bệnh tiểu đường có ba loại chính, đó là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ. 
Bệnh tiểu đường tuýp 1 
  • Bệnh tiểu đường tuýp 1, còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin là chứng rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tuy thay vì các yếu tố bên ngoài. Điều này sẽ gây ra sự thiếu hụt insulin và tăng lượng đường huyết. 
  • Tiểu đường tuýp 1 thường gặp ở trẻ nhỏ hay tuổi vị thành niên. Chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường tuýp 1, có thể là do nguyên nhân kết hợp của di truyền và các yếu tố môi trường. Tiểu đường tuýp 1 chiếm tỷ lệ thấp trong số bệnh nhân tiểu đường. 
Bệnh tiểu đường tuýp 2 
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2, còn gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin, là loại tiểu đường phổ biến nhất, chiếm 90% đến 95% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bệnh thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nhưng do tỷ lệ béo phì ngày càng cao, hiện nay ngày càng nhiều trường hợp bệnh được phát hiện ở tuổi vị thành niên và người trẻ tuổi. Bạn có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn hoàn toàn không biết. 
  • Khi mắc tiểu đường tuýp 2, các tế bào của bạn trở nên đề kháng với insulin, và tuyến tụy không thể tạo ra đủ lượng insulin để vượt qua sự đề kháng này. Thay vì di chuyển vào các tế bào để tạo ra năng lượng, đường glucose sẽ ứ lại và tăng lên trong máu của bạn. 
Tiểu đường thai kỳ và các loại tiểu đường khác 
  • Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại tiểu đường xảy ra ở phụ nữ mang thai. Bệnh này có thể gây ra các vấn đề cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh nếu không được điều trị. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ thường hết sau khi chuyển dạ. 
  • Các loại tiểu đường khác thì ít gặp hơn, nguyên nhân có thể đến từ hội chứng di truyền, phẫu thuật, thuốc, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng hoặc khi mắc các bệnh khác.

NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG? 

Để biết được tại sao mình bị bệnh, đầu tiên bạn phải hiểu được quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể. 

Quá trình chuyến hóa glucose 

  • Glucose là chất cần thiết cho cơ thể của bạn, nó đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào của cơ bắp và các mô, đặc biệt não bộ. Glucose có trong thực phẩm bạn ăn và được dự trữ trong gan và cơ (dưới dạng glycogen). 
  • Trong trường hợp bạn cắt, giảm thức ăn dẫn đến lượng glucose trong máu quá thấp, gan của bạn sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose và cân bằng lại lượng đường trong máu. Máu hấp thụ glucose và cung cấp cho các tế bào trong cơ thể. 
  • Tuy nhiên, các tế bào này không thể sử dụng nguồn “nhiên liệu” này một cách trực tiếp, mà phải có sự hỗ trợ của hormone insulin (được sản xuất bởi tuyến tụy). Sự có mặt của insulin cho phép glucose được hấp thu vào các tế bào, làm giảm nồng độ glucose trong máu. Sau đó, khi đường huyết của bạn đã giảm, tuyến tụy cũng sẽ giảm sản xuất insulin. 
  • Bất kỳ sự bất thường nào xảy ra trong quá trình trao đổi chất này đều có thể làm cho glucose không thể đi vào các tế bào để cung cấp năng lượng. Kết quả là lượng đường ứ lại trong máu. Sự mất cân bằng này được tích lũy qua thời gian và dẫn đến lượng đường trong máu cao đáng kể, được gọi là tăng đường huyết,

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1 

  • Nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường tuýp 1 chưa rõ. Theo các chuyên gia, có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công phá hủy các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy. Điều này khiến trong máu của bạn có ít hoặc không có insulin vì vậy đường glucose không được chuyển vào trong tế bào để giải phóng năng lượng, thay vào đó nó sẽ ứ đọng lại trong máu gây ra bệnh tiểu đường. 
  • Nếu ví tuyến tuỵ như nhà máy sản xuất ra chìa khoá là insulin để mở cửa tế bào đưa đường glucose vào trong tế bào thì trong trường hợp tiểu đường tuýp 1, nhà máy là tuyến tuy bị trục trặc nên không sản xuất được hoặc sản xuất thiếu chìa khoá insulin. 

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường 

  • Ở những người bị tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2, các tế bào trở nên đề kháng với hoạt động của insulin và tuyến tụy không thể tạo đủ insulin để vượt qua sự đề kháng này. Lúc này, đường glucose sẽ không thể đến các tế bào trong cơ thể mà ứ đọng lại trong máu gây ra bệnh tiểu đường. 
  • Như vậy trong trường hợp này nhà máy (tuyến tuỵ) sản xuất ra chìa khoá (insulin) không bị trục trặc nhưng vì chìa khoá bị chờn (các thụ cảm thể tiếp nhận insulin của tế bào không tiếp nhận insulin gọi là hiện tượng đề kháng insulin) nên chìa khoá (insulin) không thể mở cửa tế bào để đưa đường glucose vào trong tế bào được. Do đó buộc nhà máy (tuyến tuy) phải tăng sản xuất chìa khoá (insulin) làm cho nhà máy bị quá tải, lâu dài nhà máy đó sẽ bị hỏng một phần (suy tuyến tuỵ) khi đó bệnh nhân phải tiêm một phần insulin từ ngoài vào (giai đoạn phụ thuộc một phần insulin), đến khi nhà máy hỏng toàn bộ (mật chức năng tuyến tuy) lúc đó bệnh nhân phải tiêm insulin hoàn toàn để thay thế (giai đoạn phụ thuộc hoàn toàn insulin). 
  • Nguyên nhân gây bệnh do nhiều yếu tố nhưng trong đó yếu tố gia đình, thói quen ăn uống và lối sống không khoa học, thiếu lành mạnh cũng như tình trạng thừa cân béo phì và mỡ nội tạng cao là những nguyên nhân quan trọng gây nên tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ 
  • Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố để duy trì thai kỳ của bạn. Những kích thích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin mạnh hơn. Thông thường, tuyến tụy đáp ứng bằng cách tăng sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin. Khi đó sẽ dẫn đến lượng đường glucose vận chuyển vào các tế bào giảm và lượng đường glucose ứ đọng trong máu tăng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

BIẾN CHỨNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG 

Biến chứng bệnh tiểu đường thường phát triển dần dần. Bạn mắc bệnh tiểu đường càng lâu và lượng đường trong máu càng không ổn định, bạn càng có nguy cơ mắc biến chứng cao. Cuối cùng, biến chứng tiểu đường có thể không điều trị được hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Biến chứng tiểu đường có thể xảy ra bao gồm: 

  • Bệnh tim mạch: Bệnh tiểu đường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch khác, bao gồm bệnh động mạch vành kém đau ngực (đau thắt ngực), đau tim, đột quỵ và hẹp động mạch (xơ vữa động mạch). Nếu bị tiểu đường, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tim hoặc đột quỵ. 
  • Tổn thương thần kinh: Mức đường máu cao có thể làm tổn thương các thành mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng dây thần kinh, đặc biệt là ở chân. Điều này có thể gây ngứa, tê, rát hoặc đau thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan rộng lên trên. Nếu không được điều trị, bạn có thể mất cảm giác hoàn toàn ở chân tay bị ảnh hưởng. Thiệt hại cho các dây thần kinh liên quan đến tiêu hóa có thể gây ra vấn đề với buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. Đối với nam giới, bệnh có thể dẫn đến rối loạn cương dương. 
  • Tổn thương thận: Thận chứa hàng triệu cụm mạch máu nhỏ (tiểu cầu) để lọc chất thải ra khỏi máu của bạn. Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng hệ thống lọc tinh tế này. Tổn thương thận nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không hồi phục, cần phải chạy thận hoặc ghép thận. 
  • Tổn thương mắt: Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương các mạch máu của võng mạc (bệnh võng mạc tiểu đường), có khả năng dẫn đến mù lòa. Bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng thị lực nghiêm trọng khác, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và bệnh tăng nhãn áp.
  • Tổn thương chân: Tổn thương dây thần kinh ở bàn chân hoặc lưu thông máu kém đến chân làm tăng nguy cơ mắc biến chứng chân khác nhau. Nếu không được điều trị, vết cắt và mụn nước có thể phát triển thành nhiễm trùng nghiêm trọng, thường rất khó lành và có thể phải đoạn chi. 
  • Các tình trạng tổn thương da: Bệnh tiểu đường có thể khiến bạn dễ bị các vấn đề về da hơn, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm. Sự lão hóa da cũng gia tăng (da sẫm màu thâm đen, đồi mồi, rối loạn sắc tố ...). 
  • Khiếm thính: Các vấn đề thính giác thường gặp hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường. 
  • Bệnh Alzheimer: Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Việc kiểm soát lượng đường trong máu của bạn càng kém thì nguy cơ mắc biến chứng bệnh tiểu đường càng lớn. 
Biến chứng tiểu đường thai kỳ
  • Hầu hết phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ đều sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, lượng đường trong máu không được điều trị hoặc không kiểm soát được có thể gây ra vấn đề cho bạn và con.
Các biến chứng tiểu đường ở trẻ bao gồm: 
  • Thai nhi phát triển hơn so với tuổi. Lượng đường dư trong cơ thể người mẹ có thể đi qua nhau thai, làm cho tuyến tụy của bé phát triển thêm insulin. Điều này có thể làm cho thai nhi phát triển lớn hơn so với tuổi và bạn phải sinh mổ. 
  • Lượng đường trong máu thấp. Đôi khi, trẻ sẽ có lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) ngay sau khi sinh vì quá trình sản xuất insulin của trẻ tăng cao. 
  • Trẻ dễ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2 khi trẻ lớn lên. 
  • Tử vong. Bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị có thể dẫn đến trẻ tử vong trước hoặc ngay sau khi sinh. 
Các biến chứng bệnh tiểu đường thai kỳ ở người mẹ gồm: 
  • Tiền sản giật. Tình trạng này đặc trưng bởi huyết áp cao, dư protein trong nước tiểu, sưng ở chân và bàn chân. Tiền sản giật có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa tính mạng cho cả mẹ và con. 
  • Tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai tiếp theo. Một khi đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong một lần mang thai, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn với lần mang thai tiếp theo. Bạn cũng có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường - điển hình là bệnh tiểu đường loại 2 - khi bạn già đi.

NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ DINH DƯỠNG (ĂN UỐNG) CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG:

1. Kiểm soát calo hợp lý trong khẩu phần ăn để tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Nếu bị thừa cân, béo phì phải áp dụng chương trình dinh dưỡng khoa học để giảm cân càng sớm càng tốt.
2. Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng tỷ lệ cơ và giảm tỷ lệ mỡ cơ thể một cách hợp lý, đặc biệt giảm mỡ nội tạng.
3. Duy trì một lượng chất đường bột hàng ngày vừa đủ để đảm bảo lượng calo cung cấp từ chất đường bột chiếm khoảng 50% tổng lượng calo nạp vào cơ thể trong 24h. Bảo đảm cân đối tỷ lệ chất đường bột (G) - chất đạm (P) - chất béo (L) tương ứng là : 50% - 30% - 20%. Ghi nhớ: Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn quá 80 gam đường/24 giờ.
4. Lựa chọn ưu tiên nhóm đường bột tốt, những đường bột thuộc nhóm đèn xanh, đây là nhóm đường bột có chỉ  ố đường huyết (GI) thấp, nên duy trì ít nhất 80% đường bột trong ngày thuộc nhóm này, ví dụ: ngũ cốc nguyên hạt như cơm gạo lức, bánh mì đen, ngô luộc, yến mạch, trái cây ít ngọt, rau xanh 
  • Ăn vừa phải đường bột thuộc nhóm đèn vàng, là nhóm đường bột có chỉ số đường huyết (GI) vừa, ví dụ cơm gạo trắng, các thực phẩm chế biến từ gạo trắng, mì, bánh mì trắng...
  • Tránh tối đa hoặc không ăn đường bột thuộc nhóm đèn đỏ, nhóm có chỉ số đường huyết (GI) cao, ví dụ: bánh kẹo ngọt, nước ngọt, kem, chè, trà sữa..
5. Duy trì chất đạm từ thực vật, nên chiếm khoảng 70% - 80% tổng chất đạm hàng ngày, ví dụ: đậu nành và chế phẩm từ đậu nành, các loại hạt, củ chứa đạm như lạc, vừng hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt macca... và khoảng 20% - 30% chất đạm từ động vật, ưu tiên cá, thịt trắng từ gà.
6. Duy trì 1/3 chất béo từ động vật, nên lựa chọn mỡ từ cá. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu (chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa) từ các thực phẩm thịt đỏ, đồ chiên, rán, hun khói, thực phẩm làm sẵn và thức ăn nhanh. Sử dụng 2/3 chất béo từ thực vật, nên chọn
các loại hạt có dầu như vừng, lạc, oliu, hạt lanh, hạt chia..
7. Ưu tiên các thực phẩm khi vào trong cơ thể sẽ có xu hướng kiềm hóa máu (thực phẩm hướng kiềm), hạn chế thực phẩm có xu hướng axit hóa máu (thực phẩm hướng toan).
8. Hạn chế ăn mặn, chỉ nên duy trì dưới 5 gam muối/24h. Nên sử dụng muối biển hạt to (chỉ chứa khoảng 72-75% Nacl, còn lại là nước, lode, Mg, Ca,..). Không nên sử dụng muối tinh (chứa khoảng 99% Nacl, còn các thành phần khác rất ít.)
9. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, giàu các dưỡng chất thảo dược như: rau xanh, rau và trái cây nhiều màu sắc loại ít ngọt, rau thơm gia vị. Lựa chọn càng tươi mới càng tốt và nên ăn trái cây cả vỏ (nếu có thể).
10. Lựa chọn các loại thực phẩm bổ sung, thực phẩm thay thế bữa ăn được thiết kế cho mục đích kiểm soát calo và đường, bổ sung các vi chất dinh dưỡng. Ví dụ như “bữa ăn lành mạnh” dạng shake, có thể nói đây là bữa ăn lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường. 

1. Chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm là gì? 

  • Chỉ số đường huyết của thực phẩm là một khái niệm để đánh giá tốc độ giải phóng đường Glucose vào trong máu sau khi ăn của thực phâm. 
  • Mỗi loại thực phẩm khác nhau có khả năng làm tăng đười ỹ máu sau ăn khác nhau. Glucose và bánh mì trắng được lấy làm chuẩn để so sánh và được quy ước là 100 đơn vị căn bản để tính toán chỉ số GI cho các thực phẩm khác. Chỉ số GI của tất cả các thực phẩm được tính khi so với chỉ số GI của Glucose hay bánh mì trắng. 

2. Phân nhóm thực phẩm theo chỉ số GI 

  • Nhóm thực phẩm có chỉ số GI thấp: Nhỏ hơn hoặc bằng 55 
  • Nhóm thực phẩm có chỉ số GI trung bình: Từ 56-69 
  • Nhóm thực phẩm có chỉ số GI cao: Lớn hơn hoặc bằng 70 

3. Ý nghĩa của chỉ số GI 

  • Thực phẩm có chỉ số GI cao sau khi ăn sẽ giải phóng nhanh đường glucose vào máu, làm nồng độ glucose máu tăng cao. Điều này sẽ khiến tuyến tuy gia tăng sản xuất hóc môn Insulin để hạ đường máu xuống và kết quả là đường máu bị hạ nhanh và thấp hơn mức bình thường làm cho bạn bị hạ đường huyết gây nên chứng bủn rủn, thèm ăn (hiện tượng càng ăn nhiều đường bột càng thèm đường bột gọi là “đói đường sau ăn”). Hậu quả là bạn dễ bị tăng tích mỡ, thừa cân, béo phì và nguy cơ bị tiểu đường gia tăng. Với những người thừa cân, tiểu đường thì không giảm được cân và khó kiểm soát nồng độ đường máu. 
  • Ngược lại, thực phẩm có GI thấp sẽ giải phóng đường glucose vào máu chậm, giúp ổn định đường máu, tránh tích mỡ và tránh nguy cơ thừa cân, béo phì cũng như tránh nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. 

4. Tra cứu chỉ số GI của thực phẩm ở đâu? 

  • Chỉ số GI của các loại thực phẩm đã được tính sẵn, chỉ cần nhìn vào bảng tính sẵn là bạn có thể biết được GI của từng loại thực phẩm. 

CHỈ SỐ GI LÀ MỘT CHỈ SỐ QUAN TRỌNG CỦA THỰC PHẨM! NÊN LỰA CHỌN CÁC THỰC PHẨM GI THÁP VÀ HẠN CHẾ THỰC PHẨM GI CAO TRONG CHẾ ĐỘ ĂN HÀNG NGÀY!

CHỈ SỐ TẢI ĐƯỜNG (GL) CỦA THỰC PHẨM

1. Chỉ số tải đường (Glycemic load hay GL) là gì?
  • Chỉ số đường huyết (GI) chỉ cho biết được việc giải phóng đường glucose vào máy của thực phẩm nhanh hay chậm nhưng không cho biết được lượng đường có trong một đơn vị thực phẩm nhiều hay ít.
  • Chỉ số tải đường (....) là lượng đường thực phẩm tính trên:
+ Một đơn vị thực phẩm
+ Một ngày ăn của 1 loại thực phẩm
+ Một ngày ăn của tổng tất cả các loại thực phẩm.
Như vậy có 3 khái niệm tải đường huyết khác nhau:
• Tải đường của từng đơn vị thực phẩm (gam/đơn vị thực phẩm):
  • GL/đơn vị (gam/đơn vị) = Gl x số gam đường của 1 đơn vị thực phẩm/100
  • Ví dụ: Chỉ số GI cửa cơm nếp là 98, một đơn vị cơm nếp có 21,6 gam đường, như vậy GL/đơn vị cơm nếp = 98 x 21.6/100 = 21.168 gam/đơn vị.
Tải đường trong 1 ngày của 1 loại thực phẩm (gam/ngày):
GL/ngày (gam/ngày) = Số đơn vị thực phẩm ăn trong 1 ngày x GL/đơn vị thực phẩm (gam/đơn vị thực phẩm).
Ví dụ: GL/một đơn vị cơm nếp là 21.168 (gam/bát). Một ngày ăn 2 đơn vị cơm nếp thì GL/ngày
của cơm nếp là: 21.168 x 2 = 42.336 gam/ngày.
• Tải đường trong 1 ngày của tổng tất cả các loại thực phẩm (gam/ngày):
Là lượng đường của toàn bộ thực phẩm có chứa đường hoặc tinh bột, ăn trong 1 ngày. Được phân
loại như sau:
+ Thực phẩm có tổng tải đường/ngày: < 80 gam là thấp
+ Thực phẩm có tổng tải đường/ngày: 80 - 120 gam là trung bình
+ Thực phẩm có tổng tải đường/ngày: >120 gam là cao.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn tổng tải đường/ngày < 80 gam (Tổng lượng đường trong ngày không nên quá 80 gam.
- Bệnh nhân tiểu đường không chỉ quan tâm đến GI mà còn phải quan tâm đến GL sao cho hài hoà.
Ví dụ: Dưa hấu là thực phẩm có chỉ số GI cao nhưng GL thấp còn chuối có GI thấp nhưng GL lại cao. Cần lựa chọn các thực phẩm có sự hài hoà giữa chỉ số GI và GL: Nếu thực phẩm có GI cao nhưng GL thấp thì vẫn có thể ăn nhưng ăn ít (ví dụ 1 miếng dưa hấu) và một thực phẩm có GI thấp nhưng GL cao vẫn có thể ăn nhưng ăn ít (ví dụ ăn 1 quả chuối). Lý tưởng thì nên chọn thực phẩm có cả GI và GL đều thấp (hầu hết trái cây ít ngọt, ngọt vừa, rau xanh,...)

NHÓM THỰC PHẨM VỪA CÓ CHỈ SỐ GI THẤP VỪA CÓ CHỈ SỐ GL THẤP LÀ NHÓM THỰC PHẨM TỐT NHẤT CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG! CÁC THỰC PHẨM THUỘC NHÓM ĐÈN XANH HẦU HẾT ĐỀU THUỘC NHÓM NÀY!

GỢI Ý CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG THEO 3 MỨC ĐỘ ƯU TIÊN

Nhóm 1: Nên tránh, ít ăn ( Chỉ số GI 70-100)

  • Đường bột: Bánh kẹo, nước ngọt, trà sữa, kem, trái cây sấy khô tẩm đường, nước trái cây ngâm đường, mật ong, socola, trái cây rất ngọt, củ cải đường
  • Chất đạm: phủ tạng động vật, thịt hun khói, thịt nguội, gà rán, thịt quay, xúc xích...
  • Chất béo: Mỡ gia súc, dầu mỡ chiên rán, bơ, bơ thực vật

·Nhóm 2: Ăn vừa phải ( Chỉ số GI 56-69)

  • Đường bột: Cơm, xôi gạo trắng, bánh mì trắng, phở, bún, miến dong, bánh gạo, cháo gạo trắng, bột gạo trăng, trái cây ngọt vừa, khoai tây, khoai sọ, củ cải, cà rốt, sắn luộc
  • Chất đạm: Thịt gia súc (bò, lợn...), thịt gia cầm, cá béo, trứng, sữa, nắm
  • Chất béo: Mỡ cá, dầu dừa, mỡ gia cầm, dầu thực vật

Nhóm 3: Ăn bình thường ( Chỉ số GI 0-55)

  • Đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt (gạo lức, bánh mì đen, khoai lang, ngô luộc…); trái cây ít ngọt; không ngọt, rau xanh các loại
  • Chất đạm: cá ít béo, thịt gà trắng, đậu phụ, đậu nành, lạc, vừng, đỗ các loại
  • Chất béo: Dầu cá omega 3; dầu oliu, các hạt có dầu (lạc, vừng..)

NHÓM CÓ CHỈ SỐ GI THẤP 0-55 LÀ NHÓM TỐT NHẤT CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG.

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn uống những loại thực phẩm có xu hướng kiềm tính có pH từ 6,0 đến 10

  • Nước là thành phần lớn nhất của cơ thể (chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể), nước là thành phần chính tạo ra “nội môi” của cơ thể mà điển hình là máu và các dịch gian bào. pH máu của cơ thể giao động trong khoảng 7,35 - 7,45 tức là hơi kiềm.
  • Khi pH máu < 7,35 cơ thể nhiễm acid còn khi pH máu > 7,45 cơ thể nhiễm kiềm. Cả hai tình trạng nhiễm acid hay nhiễm kiềm đều không tốt cho sức khoẻ và là nguyên nhân phát sinh bệnh tật. Thậm chí nếu pH máu dưới 6,8 hoặc trên 7,8 thì các tế bào ngừng hoạt động và cơ thể sẽ chết. Do đó, cơ thể có hệ thống điều tiết liên tục (hệ thống đệm) để duy trì sao cho pH máu = 7,4. Khi sự cân bằng này bị mất, nhiều vấn đề về sức khoẻ, bệnh tật sẽ xảy ra.
  • Khi tiêu hoá, thức ăn bị oxy hoá để tạo thành nước, carbon dioxide và hợp chất vô cơ. Tính kiềm hay acid của hợp chất vô cơ được tạo ra quyết định thực phẩm đó tạo kiềm hay tạo acid. Nếu các thực phẩm chứa nhiều Natri, Kali, Calci )

 Cơ thể có xu hướng dễ bị nhiễm acid, lý do: khoảng 80% các thức ăn và nước uống có khả năng gây nên tình trạng acid cho cơ thể. Chưa nói đến các quá trình viêm nhiễm, sự căng thẳng, mệt mỏi, tình trạng thừa cân, béo phì, các bệnh không lây nhiễm, lối sống hiện đại đều làm tăng khả năng nhiễm acid cơ thể. Khi cơ thể càng bị acid hoá thì càng dễ mắc các bệnh tật. Bệnh nhân tiểu đường, cơ thể có xu hướng nhiễm acid, do đó cần bổ sung các thực phẩm tạo kiềm trong chế độ ăn.

BỮA ĂN LÀNH MẠNH THỰC PHẨM LÝ TƯỞNG CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG 

Những lý do để bữa ăn lành mạnh trở thành thực phẩm lý tưởng cho người tiểu đường: 

1. Có thể thay thế bữa ăn, thay thế một phần bữa ăn hay là bữa ăn phụ phù hợp cho tất cả mọi người, đặc biệt người bị tiểu đường. 

2. Có lượng calo thấp giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn cho người bị tiểu đường, đặc biệt người tiểu đường đang bị thừa cân. 

3. Có lượng đường thấp (chỉ số GL thấp): Dưới 10 gam đường trong một khẩu phần ăn (trong khi 1 bát cơm gạo trắng cho khoảng gần 50 gam đường). 

4. Có chỉ số đường huyết (GI) thấp dưới 30, trong khi chỉ số GI của cơm gạo trắng là khoảng 75. 

5. Bổ sung đầy đủ, cân đối khoảng 30 các thành phần dinh dưỡng (Protein, vitamin, khoáng chất, chất xơ, các chất chống oxy hoá...). 

6. Không có Cholesterol và chất béo xấu, không có phụ gia và chất bảo quản. 

7. Nguồn gốc thực vật. 

8. Cấp độ dinh dưỡng tế bào với khả năng hấp thu vượt trội. 

BỮA ĂN LÀNH MẠNH GỒM 24 LOẠI VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT VỚI CHỈ SỐ GI THẤP DO CÁC HUẤN LUYỆN VIÊN CUNG CẤP LÀ  THỰC PHẨM LÝ TƯỞNG CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG!

LIỆU PHÁP NITRIC OXYT (NO) CÁCH THỨC NGĂN CHẶN HIỆU QUẢ BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG VÀ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG

 Liệu pháp NO là những cách thức làm cho cơ thể tự gia tăng việc sản sinh ra một loại thuốc kỳ diệu của chính cơ thể đó là Nitric Oxyt (NO). 

NO là phân tử tín hiệu quan trọng nhất của cơ thể nhằm bảo vệ và cải thiện hệ thống tim mạch, tăng cường sức khoẻ cho hệ tim mạch nói riêng đồng thời tăng cường và hỗ trợ sức khoẻ nói chung. 

Trong cơ thể NO tham gia tích cực và hiệu quả vào 4 quá trình sinh học quan trọng của cơ thể đó là: 

  • Quá trình co giãn của mạch máu: NO là phân tử tín hiệu giúp co giãn mạch máu, duy trì huyết áp ổn định, chống tác nghẽn mạch máu (đặc biệt mao mạch) ngăn chặn hiệu quả biến chứng tiểu đường; 
  • Quá trình đông máu: NO có tác dụng ngăn chặn hình thành các cục máu đông trong lòng mạch, tránh hiện tượng tắc mạch. NO là chất chống đông máu hiệu quả của cơ thế; 
  • Quá trình viêm: NO là chất chống viêm mạnh trong cơ thể do đó nó ngăn chặn hiện tượng hình thành các chất xúc tác viêm (Mediator viêm). Các chất xúc tác viêm sẽ làm khởi phát viêm trong cơ trơn thành mạch máu từ đó khởi phát quá trình xơ vữa động mạch. Do đó NO giúp chống xơ vữa động mạch hiệu quả; 
  • Quá trình oxy hoá (Stress oxy hoá): NO là một trong những chất chống oxy hoá mạnh nhất của cơ thể do đó nó làm giảm các stress oxy hoá, giúp ngăn chặn bệnh tim mạch, ung thư, biến chứng tiểu đường và quá trình lão hoá. 

NO LÀ LOẠI THUỐC KỲ DIỆU DO CHÍNH CƠ THẺ TỰ SẢN SINH RA. CƠ THỂ SẼ GIẢM SẢN SINH NO DÀN THEO THỜI GIAN, ĐẶC BIỆT SAU TUỔI 40. QUÁ TRÌNH GIÚP CƠ THỂ TIẾP TỤC SẢN SINH RA NO VÀ DUY TRÌ Ở MỨC CAO CÓ NHIỀU LỢI ÍCH TO LỚN

Liệu pháp NO bao gồm những gì? 

Thực hiện liệu pháp NO tức là bạn phải đồng thời thực hiện các việc sau đây:

  • Ăn uống lành mạnh (chọn các thực phẩm lành mạnh có đầy đủ các chất dinh dưỡng, giàu vitamin, khoáng chất, đủ đạm và chất béo tốt) ví dụ: Đạm thực vật; cá, thịt trắng; đậu; trái cây, rau xanh, bổ sung chất xơ; 
  • Vận động tích cực và khoa học: Mỗi ngày từ 40-60 phút vận động tích cực; 
  • Uống đủ nước và uống nước đúng cách; 
  • Đi ngủ đúng giờ và thức dậy đúng giờ, ngủ sâu giấc, 
  • Luôn lạc quan, vui vẻ; 
  • Bổ sung các sản phẩm quan trọng giúp tăng cường sản sinh NO như: Sản phẩm chứa L - Citrulin, L - Arginin và các chất chống oxy hoá; Omega 3. 

LIỆU PHÁP NO LÀ CÁCH THỨC HIỆU QUẢ VÀ TUYỆT VỜI ĐỂ NGĂN NGỪA, GIẢM NHẸ CÁC BIẾN CHỨNG TIÊU ĐƯỜNG, ĐỒNG THỜI CẢI THIỆN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CHO NGƯỜI BỆNH

GỢI Ý THỰC ĐƠN ĂN 5 BỮA MỘT NGÀY CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG 

1. Bữa sáng (200 – 300 calo) 

1 ly Sữa dinh dưỡng gồm 24 vitamin và khoáng chất (khoảng 90 calo) (300 ml) + 1/2 bắp ngô luộc hoặc 1/2 củ khoai luộc + 1 miếng cá hoặc thịt + 1 ít trái cây, rau. 

2. Bữa phụ giữa sáng (khoảng 100 calo) 

1 quả táo hoặc 1 quả ổi hoặc 1 nắm nhỏ chery hoặc 1 quả chuối, hoặc nửa quả cam hoặc 3-4 múi bưởi 

3. Bữa trưa 

1 bát cơm gạo lức + 1 ít thịt, cá (theo khẩu phần) + Đậu, lạc + trứng + rau + trái cây... (theo khẩu phần) 

4. Bữa phụ giữa chiều (khoảng 100 calo) 

1 ly Sữa dinh dưỡng gồm 24 vitamin và khoáng chất (khoảng 90 calo) (300 ml) vào 16h - 17h 

5. Bữa tối

 2/3 bát cơm gạo lức + 1 ít thịt, cá (theo khẩu phần) + Đậu, lạc + trứng + rau + trái cây... (theo khẩu phần)

Tùy theo tình trạng bệnh lý và thể chất của mỗi cá nhân mà các chuyên gia sẽ điều chỉnh thực đơn, chế độ luyện tập cá thể hóa với từng khách hàng.

 

Đăng tư vấn

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tại sao nên chọn thực đơn giảm cân Ladali

Tư vấn sức khỏe dinh dưỡng 1 - 1
Tư vấn sức khỏe dinh dưỡng 1 - 1
Đội ngũ chuyên gia đạt chuẩn có chứng chỉ của Viện Dinh dưỡng
Đội ngũ chuyên gia đạt chuẩn có chứng chỉ của Viện Dinh dưỡng
Giúp bạn trở thành bác sĩ dinh dưỡng cho chính bản thân mình
Giúp bạn trở thành bác sĩ dinh dưỡng cho chính bản thân mình
Không phải chờ đợi, quy trình nhanh chóng
Không phải chờ đợi, quy trình nhanh chóng
Cơ sở vật chất đẹp, sạch sẽ
Cơ sở vật chất đẹp, sạch sẽ
Vị trí thuận tiện, không tắc đường, không lo chỗ để xe
Vị trí thuận tiện, không tắc đường, không lo chỗ để xe