1. Chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm là gì?

  • Chỉ số đường huyết của thực phẩm là một khái niệm để đánh giá tốc độ giải phóng đường Glucose vào trong máu sau khi ăn của thực phẩm.
  • Mỗi loại thực phẩm khác nhau có khả năng làm tăng đường máu sau ăn khác nhau. Glucose và bánh mì trắng được lấy làm chuẩn để so sánh và được quy ước là 100 đơn vị căn bản để tính toán chỉ số GI cho các thực phẩm khác. Chỉ số GI của tất cả các thực phẩm được tính khi so với chỉ số GI của Glucose hay bánh mì trắng.

2. Phân nhóm thực phẩm theo chỉ số GI

  • Nhóm thực phẩm có chỉ số GI thấp: Nhỏ hơn hoặc bằng 55
  • Nhóm thực phẩm có chỉ số Gl trung bình: Từ 56-69
  • Nhóm thực phẩm có chỉ số Gl cao: Lớn hơn hoặc bằng 70

3. Ý nghĩa của chỉ số GI

  • Thực phẩm có chỉ số GI cao sau khi ăn sẽ giải phóng nhanh đường glucose vào máu, làm nồng độ glucose máu tăng cao. Điều này sẽ khiến tuyến tuỵ gia tăng sản xuất hormon Insulin để hạ đường máu xuống và kết quả là đường máu bị hạ nhanh và thấp hơn mức bình thường làm cho bạn bị hạ đường huyết gây nên chứng bủn rủn, thèm ăn (hiện tượng càng ăn nhiều đường bột càng thèm đường bột gọi là “đói đường sau ăn”). Hậu quả bạn dễ bị tăng tích mỡ, thừa cân, béo phì và nguy cơ bị tiểuw đường gia tăng. Với những người thừa cân, tiểu đường thì không giảm được cân và khó kiểm soát nồng độ đường máu,
  • Ngược lại, thực phẩm có GI thấp sẽ giải phóng đường glucose vào máu chậm, giúp ổn định đường máu, tránh tích mỡ và tránh nguy cơ thừa cân, béo phì cũng như tránh nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.

4. Tra cứu chỉ số GI của thực phẩm ở đâu?


Chỉ số GI của các loại thực phẩm đã được tính sẵn, chỉ cần nhìn vào bảng tính sẵn là bạn có thể biết được Gl của từng loại thực phẩm.
  • Chỉ số GI là một chỉ số quan trọng của thực phẩm.
  • Nên lựa chọn các thực phẩm có GI thấp và hạn chế thực phẩm có Gl cao trong chế độ ăn hàng ngày