1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ?


- Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là tình trạng bệnh hay không bị bệnh”. Do đó, trong chăm sóc sức khoẻ chủ động, bạn cần phải hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ và vai trò của từng yếu tố, cũng như cách thức hiệu quả và khả thi nhất để tác động hay kiểm soát các yếu tố đó.
- Sức khoẻ chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như: Di truyền, môi trường sống, công việc nghề nghiệp, tâm tính, các yếu tố bệnh tật nhưng trong đó hai yếu tố được cho là quan trọng nhất, có ảnh hưởng lớn nhất, thường xuyên nhất đến sức khoẻ đó là DINH DƯỠNG và VẬN ĐỘNG. Tuy nhiên, hai yếu tố đó cũng có vai trò khác nhau, trong đó dinh dưỡng
là yếu tố có tính quyết định:
  • Dinh dưỡng (Nutrition): 80%
  • Vận động (Work out): 20%

2. Tại sao cần kết hợp giữa dinh dưỡng với vận động một cách khoa học và hợp lý?

- Dinh dưỡng và vận động là hai trong nhiều yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đối với sức khoẻ, việc kết hợp 2 yếu tố đó với nhau một cách khoa học và hợp lý sẽ có tác động to lớn đối với sức khoẻ. Nói cách khác, nếu chúng ta kiểm soát tốt chế độ ăn uống và hoạt động, cơ bản chúng ta kiểm soát tốt tình trạng sức khoẻ của mình. 

- Nếu bạn chỉ quan tâm đến dinh dưỡng, bạn chỉ tạo ra tối đa 80% kết quả trong quá trình giảm cân hay chăm sóc sức khoẻ. Nhưng nếu bạn vừa quan tâm đến dinh dưỡng vừa quan tâm đến vận động thì bạn đã tạo ra 100% kết quả. 

- Thực tế cho thấy, nhiều người rất chịu khó hoạt động, luyện tập, thể thao... nhưng họ vẫn không giảm được cân, họ vẫn có một cấu trúc cơ thể không hợp lý, thậm chí nhiều người đi tập để giảm cân còn bị tăng cân, nguyên nhân chủ yếu vì họ chưa kiểm soát được chế độ ăn uống. Khi tính toán sự cân bằng calo trọng kiểm soát cân nặng, ví dụ sau đây cho chúng ta thấy vai trò của việc điều chỉnh chế độ ăn là hết sức quan trọng: Chúng ta đi bộ tốc độ nhanh 1km cũng chỉ tiêu hao được khoảng 45 - 50 Kcal, trong khi 1 bát cơm chúng ta ăn đã đưa vào cơ thể khoảng 200 Kcal, nghĩa là chúng ta phải đi bộ 4 km thì mới tiêu hao hết lượng calo nạp vào từ 1 bát cơm! Tương tự bạn luyện tập môn tạ trong 10 phút cũng chỉ đốt được khoảng 30 kcal, nhưng một bát phở trung bình đưa vào cơ thể bạn 400 - 450 kcal, để đốt hết lượng calo đó bạn phải luyện tập trong 2 giờ!

- Việc kết hợp hài hoà giữa dinh dưỡng cân bằng và vận động hợp lý cũng như thay đổi những thói quen xấu để x dựng một lối sống lành mạnh sẽ mang lại cho chúng ta một tình trạng sức khoẻ tốt nhất. Trong tập luyện việc kết hợp khoa học hai yếu tố này cũng mang lại cho bạn kết quả tốt nhất, cũng như hạn chế được các chấn thương trong luyện tập và thể thao. 

3. Một số chú ý về vận động?  

- Phân biệt vận động thông thường và vận động tích cực: Vận động thông thường là các hoạt động khi bạn làm việc và sinh hoạt hàng ngày, vận động thông thường không làm tăng nhịp fim và tần số thở của bạn. Vận động tích cực là vận động làm cho nhịp tim và tần số thở của bạn tăng cao hơn mức bình thường, ví dụ khi bạn đi bộ nhanh, chạy, chơi thể thao... 

- Vận động cũng cần phải đạt sự cân bằng: Cũng giống như dinh dưỡng, vận động cũng cần phải tuân thủ nguyên tắc cân bằng: Nếu bạn trì trệ, lười vận động sẽ không tốt cho sức khoẻ, hậu quả có thể thừa cân, béo phì, mắc các bệnh chuyển hoá, thoái hoá... Tuy nhiên, nếu bạn vận động quá nhiều, quá sức cũng không tốt cho sức khoẻ, cơ thể bạn sẽ quá tải, giảm thể lực. Theo các nhà khoa học, tuỳ theo độ tuổi và thể sinh ra nhiều gốc tự do, gia tăng nguy cơ lão hoá sớm và suy lực cũng như tình trạng sức khoẻ và bệnh tật của mỗi người mà mỗi ngày bạn nên dành từ 40 - 60 phút để vận động tích cực.

- Phân biệt Gym và Cardio: Ngày nay có hai loại vận động phổ biến mà nhiều người quan tâm đó là các bài tập Cardio và các bài tập Gym. Vậy hai loại hình vận động này khác nhau chỗ nào?

- Cardio là những bài tập mà khi luyện tập, nhịp tim của bạn bài tập cardio là để đốt nhiều calo nhằm giúp cơ thể giảm cân, ví dụ bạn đi bộ nhanh, chạy trên các thiết bị; đạp xe đạp, kéo dây chun giãn, nhảy dây, nhảy aerobic, zumba... những bài tập này thường được áp dụng trong giảm cân.
- Còn Gym là những bài tập nhằm mục đích để tăng cường cơ bắp, giúp phát triển các khối cơ một cách có chủ đích. Gym không đốt nhiều calo như cardio mà chủ yếu là tăng tạo cơ bắp, thường được sử dụng trong việc điều chỉnh cấu trúc cơ thể.
Hiểu và biết kết hợp khoa học giữa các bài tập này với nhau trong cùng một buổi tập, trong cùng một quá trình tập không chỉ mang lại hiệu quả toàn diện cho bạn mà còn góp phần giúp bạn tránh mệt mỏi, chấn thương, hạn chế nhàm chán và tạo hứng thú trong luyện tập.

4. Những điểm chú ý về dinh dưỡng trong luyện tập, thể thao

Trong quá trình vận động, bạn cần chú ý bổ sung cho cơ thể đầy đủ nước, năng lượng, các chất điện giải, vitamin, đặc biệt phải bổ sung đầy đủ protein để giúp tăng cường sự tái tạo cơ bắp. Tuy nhiên, phải chú ý việc bổ sung năng lượng và các chất dinh dưỡng cho cơ thể không được làm cơ thể “quá tải” trở nên nặng nề trong quá trình vận động.
- Lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho vận động đó là: trước khi vận động bạn nên cung cấp cho cơ thể một khẩu phần ăn nhẹ giàu protein, giàu các vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hoá với một lượng đường vừa phải. Khẩu phần ăn này tốt nhất ở dạng shake, dễ dàng hấp thu và hấp thu nhanh. Trong quá trình vận động bạn cần bổ sung nước và điện giải phù hợp. Sau khi kết thúc vận động trong vòng 2 giờ, bạn cần bổ sung protein hấp thu nhanh (whey protein) cùng với nước uống giàu vitamin C, collagen và các chất chống oxy hoá để giúp cơ thể tái tạo cơ bắp.